Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Văn Chinh, kẻ theo dõi 'Mùa màng văn chương'
Cuốn 'Mùa màng văn học mấy năm qua" chưa có được tầm nhìn khái quát. Văn Chinh sắc sảo nhưng chưa tinh tế, vì vậy đọc sách chưa thấy khả năng của một nhà phê bình có bản lĩnh phân định đẳng cấp văn chương.

 


Từ một giáo viên tiểu học ở một huyện miền núi, Văn Chinh tự rèn luyện để trở thành một nhà văn - nhà báo có tên tuổi. Đó cũng là một cuộc vượt qua chính mình đáng nể. Tranh thủ thời gian nghỉ hưu, Văn Chinh gom góp những trang viết không thuộc thể loại sáng tác, và cho xuất bản cuốn Mùa màng văn học mấy năm qua.


 


Sách ghi rõ đây là "tập phê bình - tiểu luận", nhưng đọc kỹ, thấy có nhiều bài báo đơn thuần hoặc bài tranh luận nhất thời. Biết làm sao được, tác giả không có nghề làm sách, lại in bằng tiền túi cá nhân, nên sự lúng túng và sự chênh chao cũng khó tránh khỏi! Vì vậy, bạn đọc dễ dàng thông cảm cách chia ba phần "Phê bình", "Phê bình chân dung và tác phẩm" và "Tranh luận học thuật" không mấy rành mạch. 


 











Tác giả Văn Chinh.

 


Với một tác giả được cho là phóng túng như Văn Chinh, mọi bắt bẻ mang tính nghi lễ đều không cần thiết. Cứ nhìn vào những gì Văn Chinh trải ra từng ý, từng lời mới rõ chân dung một kẻ ham đọc, ham học, ham múa bút một cách hồn nhiên. Ngay cái tựa sách như cái tựa một bài báo đã chứng tỏ sự hồn nhiên rồi. Thế nhưng, chỗ hụt hẫng nhất của Mùa màng văn học mấy năm qua không phải ở cái tựa sách mà ở cái lời tựa do Vương Trí Nhàn viết, thật vu vơ và nhợt nhạt. Những ai vẫn có thói quen cả tin vào sự giới thiệu, thì đọc xong cái lời tựa có thể vứt ngay tác phẩm nhiều nhiệt huyết của Văn Chinh vào lãng quên.


 


Mùa màng văn học mấy năm qua dày 350 trang nhưng có khoảng 100 trang viết có giá trị về các gương mặt như: Hoàng Hữu, Sao Mai, Nguyễn Huy Thiệp, Nhật Tuấn, Sơn Tùng, Lê Đạt, Nguyễn Xuân Khánh... Ưu điểm nổi bật của Văn Chinh nằm ở những bài đọc sách tỉ mỉ và những phác thảo chân dung cá tính. Nói cách khác, Văn Chinh có phẩm chất một nhà giám thưởng, chứ không phải một nhà phê bình. Ông chịu khó tìm tòi và suy ngẫm, giúp những đánh giá về một tác phẩm hay một nhân vật có những chấm phá thú vị. Tuy nhiên, khi ông hăng hái phản biện hay tranh luận, thì thường phơi bày nhiều khuyết điểm của một người nóng nảy và khập khiễng về phương pháp tiếp cận sự vật hoặc hiện tượng. Có thể hình dung, trong "trường văn trận bút", Văn Chinh có vóc dáng một anh tướng, dẫu có thần dũng như Quan Vân Trường hay Triệu Tử Long cũng chỉ nên giao chiến trực diện hay phá trận công thành, chứ không nên làm cái việc bàn mưu binh vận, tính kế an dân của Gia Cát Lượng hay Tư Mã Ý. 


 











Bìa cuốn "Mùa màng văn học mấy năm qua".

 


Văn Chinh có giọng điệu sôi nổi, chứng tỏ bầu máu nóng vẫn chảy rần rật từ tâm can lên trí não, rồi từ trí não xuống bản thảo. Và giữa cơn say mê, chữ thường không theo kịp nghĩa, nên có nhiều đoạn rắc rối. Nếu Văn Chinh chủ động dùng câu ngắn nhiều hơn câu dài, thì văn phong sẽ mạch lạc hơn. Thẩm mỹ của Văn Chinh khi đứng một mình thì lấp lánh, nhưng khi tương tác hay va đập với thẩm mỹ khác, thì lại bộc lộ sự khiên cưỡng. Mặt khác, khi cao hứng, Văn Chinh đưa ra những nhận định quá đà phản tác dụng đối với những dòng, những ý chăm chút của bản thân. Ví dụ, ca ngợi tiểu thuyết của Nguyễn Hiếu viết về nhiễu nhương ở cái làng Chèm bé xíu, lại ví von "kiểu như dân Trung Quốc không ghét Lỗ Tấn dù ông ta đem tính chất AQ của họ ra mà bỡn cợt" thì vừa hại bài "Dòng chảy của hiện thực xô bồ được nhìn thấy bằng tâm tưởng Nguyễn Hiếu" vừa hại cho cả Nguyễn Hiếu!


 


"Mùa màng văn học mấy năm qua" chưa có được tầm nhìn khái quát. Văn Chinh sắc sảo nhưng chưa tinh tế, vì vậy đọc sách chưa thấy khả năng của một nhà phê bình có bản lĩnh phân định đẳng cấp văn chương. Văn Chinh viết câu trước không "mai phục" được câu sau, đó là khuyết điểm mà cũng là ưu điểm. Bởi lẽ, độc giả có thể yêu cái chân thành của tác giả.


 


Lê Hiếu Nhơn - Vnexpress

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Hà Tĩnh kỷ niệm 245 năm ngày sinh Nguyễn Du  (23-10-2010)
    Trung Quốc: Lừa đảo học thuật đe dọa phát triển kinh tế (11-10-2010)
    Nobel Văn học 2010: 'Tôi sẽ viết đến hết cuộc đời'  (08-10-2010)
    Tuyển tập 'Văn mới' tái ngộ độc giả (02-10-2010)
    Chưa hết chuyện gà (15-09-2010)
    Lại một người chị trong thơ Hoàng Cầm (15-09-2010)
    Hoàng Cầm,“buồn teo một tiếng gà!” (15-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153033622.